Để tiến hành sản xuất kinh doanh thực phẩm thì việc xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những điều kiện bắt buộc. Xác định cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm chính là việc quan trọng cần lưu ý để tránh mất nhiều thời gian công sức của doanh nghiệp.
I. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm gồm những cơ quan nào?
Hiện nay cơ chế các ban ngành cơ quan nhà nước ngày càng được rút gọn. Vì thế mà việc nắm rõ luật để biết được cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là một việc cần xác định từ đầu
Dựa theo Thông tư liên tịch số 13 liên bộ: Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn, đã họp lại vấn đề “Hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm”. Cùng với đó thì “Ban hành Quy định cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống”.
Các cơ quan có quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng, ăn uống sẽ được phân chia như sau:
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm của thành phố sẽ cấp cho các trường hợp gồm:
- Dịch vụ ăn uống do cơ quan chức năng trung ương; thành phố cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Dịch vụ nhà hàng ăn uống do cơ quan chức năng quận, huyện cấp các giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng nó có quy mô cung cấp từ 300 suất ăn/ 1 ngày trở lên; Cơ sở cung cấp các suất ăn sẵn; Dịch vụ ăn uống trong bệnh viện, các khu chế xuất, khu công nghiệp; Bếp ăn tập thể, căn tin ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.
- Các cơ quan thuộc UBND của các quận, huyện, hoặc những cơ quan chức năng được ủy quyền sẽ cấp cho những loại hình sau: Dịch vụ ăn uống có các giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do quận, do huyện cấp, hoặc là không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quy mô cung cấp từ 100 – 300 suất ăn/ ngày; Bếp ăn tập thể ở trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở hay trung học phổ thông; Dịch vụ nấu thuê cho đám tiệc di động.
- Với những cơ quan như UBND của phường, xã, thị trấn thì cấp giấy chứng nhận cho những dịch vụ ăn uống có hoặc là không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với công suất cung cấp dưới 100 suất ăn/ ngày.
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực sử dụng trong 03 năm.
II. Cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (đối với hình thức Công ty)
Hiện nay giấy chứng nhận ATTP có 03 cơ quan chịu trách nhiệm quản lý. Nghĩa là thẩm quyền cấp giấy chứng nhận liên quan đến 03 cơ quan đó là Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Nông Nghiệp.
Đối với công ty, doanh nghiệp được thành lập tại tphcm thì thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm sẽ thuộc Ban an toàn thực phẩm TPHCM và một số những sản phẩm thuộc Cục an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế.
Việc xác định Bộ nào sẽ cấp các giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho doanh nghiệp phải căn cứ vào một số sản phẩm mình sản xuất kinh doanh.
XEM NGAY:
- Vệ sinh an toàn thực phẩm tiếng anh là gì?
- 10 tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm mà bạn nhất định nên biết
Dịch vụ làm giấy chứng nhận VSATTP cho công ty
Hồ sơ khách hàng cần cung cấp trong quá trình sử dụng dịch vụ xin giấy chứng nhận VSATTP của FOSI
- Giấy phép đăng ký kinh doanh công ty bản sao công chứng
- Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và của một số nhân viên
III. Nếu cơ sở là Hộ Kinh Doanh thì thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thuộc cơ quan nào?
Hiện nay tùy địa phương mà sẽ có quy định tương đối khác nhau do các quy định còn chồng chéo, chưa thống nhất giữa những cơ quan quản lý. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh thuộc 2 cơ quan là:
- Chi cục an toàn thực phẩm /hay ban quản lý an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố
- Phòng y tế Quận Huyện nơi mà cơ sở đóng trụ sở chính
- Tùy tình hình và khả năng quản lý địa phương, Sở Y tế của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (TW) được điều chỉnh cơ quan cấp phép đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ đồ ăn thức uống cho phù hợp.
- Việc xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của hộ kinh doanh tương tự với công ty. Thủ tục đơn và thời gian thẩm định căn cứ theo như quy định của luật nghị định an toàn thực phẩm. Nhưng để công việc kinh doanh mở rộng dễ hơn thì nên đăng ký pháp lý công ty.
* Nếu bạn hay doanh nghiệp của bạn thấy khó khăn trong vấn đề xác định cơ quan có “thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bạn có thể liên hệ ngay với FOSI.
* Chúng tôi tư vấn hoàn toàn miễn phí và để tiết kiệm thời gian thì bạn có thể tham khảo ngay dịch vụ xin giấy phép an toàn thực phẩm của FOSI
Dịch vụ làm giấy chứng nhận VSATTP cho Hộ Kinh Doanh
Hồ sơ khách hàng cần cung cấp trong quá trình sử dụng dịch vụ xin giấy chứng nhận ATTP của FOSI
Một lợi ích khi sử dụng dịch vụ của FOSI là hồ sơ khách hàng cần cung cấp rất đơn giản bao gồm:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh bản sao công chứng
- Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và của một số nhân viên
Quy trình xin giấy vệ sinh an toàn thực phẩm tại FOSI
Việc xác định được cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hay cơ quan quản lý an toàn thực phẩm là một trong bước đầu được xem vô cùng quan trọng. Vì vậy chúng ta cần phải tìm hiểu thật kỹ để có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ và xin được cấp giấy chứng nhận.
Nếu bạn hay doanh nghiệp của bạn đang gặp phải những vướng mắc trong việc xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ Xin giấy chứng nhận vui lòng liên hệ đến FOSI Mr Mạnh: 0981 828 875 – info@fosi.vn hoặc Ms Ngân: 0909 228 783 – (028) 6682 7330 – lienhe@fosi.vn để được tư vấn và hỗ trợ chính xác nhất