Các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm hiện nay
Để đảm bảo an toàn thực phẩm thì công tác trong phòng ngừa ngộ độc thực phẩm phải luôn là nhiệm vụ trọng tâm và cấp thiết nhất. Các biện pháp đề phòng ngừa ngộ độc thực phẩm phải được áp dụng từ khâu sản xuất, nuôi trồng cho đến chế biến bảo quản và sử dụng, đồng thời sản phẩm thực phẩm phải được an toàn từ trang trại đến bàn ăn.
Các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm đối với người sản xuất, chế biến thực phẩm:
- Người chế biến,sản xuất thực phẩm phải là “người sản xuất sản phẩm thực phẩm có lương tâm”, tuân thủ đúng nghiêm ngặt mọi qui định của Nhà nước về sản xuất, chế biến, kinh doanh ngành thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm.
- Việc sử dụng các hóa chất, kháng sinh trong trồng trọt,chăn nuôi phải đúng liều lượng, đúng loại, đúng lúc và đúng cách. Không sử dụng phân tươi để bón ruộng, nuôi cá.
- Việc giết mổ gia súc; gia cầm phải qua kiểm soát của các cơ quan thú y; không buôn bán, vận chuyển hay chế biến gia súc, gia cầm bị bệnh.
- Người chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải liên tục cập nhật kiến thức về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, được kiểm tra sức khỏe theo định kỳ và đảm bảo không mắc bệnh truyền nhiễm liên quan về chế biến thực phẩm. Thường xuyên giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trong lúc chế biến, từ bỏ những thói quen mất vệ sinh như dùng tay bốc thực phẩm hay xì mũi, ngoáy tai ….. Phải mang khẩu trang, đồ bảo hộ đúng cách; rửa tay bằng xà bông, nước sạch đúng cách sau khi đi vệ sinh hay đã tiếp xúc với vật bẩn, trước và sau khi chế biến đồ ăn.
- Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm phải luôn đảm bảo môi trường luôn sạch sẽ và khô ráo. Rác, thức ăn thừa và nước thải phải được xử lý triệt để, cống rãnh luôn sạch thoáng. Thiết bị, dụng cụ chế biến phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, không được để ruồi, kiến, gián, chuột, bụi tiếp xúc ..…
- Thực phẩm phải chế biến theo đúng qui trình một chiều, từ sơ chế cho đến tinh chế, nấu nướng, bảo quản, sử dụng. Không để nhiễm ngược hay nhiễm chéo giữa những thực phẩm: thực phẩm sống với thực phẩm chín. Dụng cụ để chế biến thực phẩm sống, thực phẩm chín phải riêng biệt; Không được phép chế biến thực phẩm dưới đất hay ở sát nền nhà. Thực phẩm phải chế biến đúng quy cách và phải được nấu kỹ. Các loại rau củ quả phải được ngâm kỹ, rửa bằng nước sạch. Các loại quả nên gọt vỏ trước khi muốn ăn. Sử dụng phụ gia hay các loại phẩm màu đúng loại, đúng liều lượng và đúng danh mục cho phép của Bộ Y tế.
- Thực phẩm sau khi chế biến thì nên dùng ngay. Bảo quản thực phẩm nóng ở nhiệt độ trên 60 độ C, thực phẩm lạnh dưới 05 độ C. Thực phẩm nấu chín nên ăn ngay; sau 02 giờ phải đun kỹ lại trước khi muốn ăn. Thực phẩm sau khi chế biến phải được che đậy cẩn thận, không để động vật hay côn trùng tiếp xúc hay đến gần, không được để bụi rơi vào thực phẩm. Cần có đủ lượng nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng cụ và vệ sinh cơ sở hay cho khách hàng sử dụng.
XEM NGAY:
- An toàn vệ sinh thực phẩm là gì?
- Nghị định 115 an toàn thực phẩm quy định xử phạt vi phạm hành chính
- Luật an toàn thực phẩm 2010 Quốc Hội ban hành ngày 17/6/2010.
An toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng.
Khi mua thực phẩm:
Nên mua các thực phẩm đã có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, kể cả người bán và người sản xuất. Trên thực phẩm cần có ghi rõ nhãn mác, thông tin mô tả cụ thể và có đăng ký cơ cơ quan quản lý. Yêu cầu này không chỉ cần thiết với các thực phẩm đã qua sơ chế, chế biến mà nó cũng cần thiết với các thực phẩm tươi sống.
- Chọn các thức ăn được đóng gói trong hộp, bao bì hoặc lon trước. Không chọn những hộp, lon thức ăn có vỏ bị lõm,phồng hoặc lọ, chai bị nứt, nắp lỏng hoặc phồng.
- Không mua các loại sò, trai, ngao, hến, … để ăn sống. Khi mua các loại này chỉ mua loại có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy. Nếu bạn muốn đánh bắt những loại trai sò thì cần chú ý về mức độ an toàn vệ sinh của nước tại khu vực đánh bắt (ví dụ không nên đánh bắt hải sản khi nước ở vùng biển đó có hiện tượng thuỷ triều đỏ vì các hải sản có thể chứa các loại tảo độc).
- Mua trứng được bảo quản lạnh và trước khi mua nên kiểm tra xem vỏ trứng có nguyên vẹn và sạch không.
- Không mua hải sản đông lạnh nếu như bao gói bị mở, rách hoặc các mép bị nát. Nếu có thể nhìn được qua vỏ bao gói thì nên xem bên trong có tuyết hoặc có băng không, đây là dấu hiệu cho thấy sản phẩm thực phẩm đã được bảo quản trong thời gian kéo dài hay đã bị phá đông sau đó làm đông lại.
- Vẫn tiếp tục giữ thực phẩm đông lạnh hay loại dễ ôi thiu được đông lạnh từ khi mua đến khi đã về nhà nếu thời gian này kéo dài hơn 01 giờ
- Kiểm tra vệ sinh của quầy bán sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là quầy bán thịt, cá.
Bảo quản thực phẩm an toàn:
- Bảo quản lạnh hay đông lạnh các thực phẩm dễ bị ôi thiu ngay khi bạn mang về nhà. Nhiệt độ bảo quản lạnh thường là 5 độ C (có thể làm chậm sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh) và đông lạnh là mức 18 độ C (âm 18 độ C, có thể làm ngừng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn). Kiểm tra nhiệt độ này định kỳ bằng nhiệt kế đặc biệt dùng cho tủ lạnh.
- Gói thật kín các loại thực phẩm chuẩn bị đem bảo quản đông lạnh, cần để phần còn thừa trong các dụng cụ chứa đựng kín.
- Để trứng trong khay riêng và đặt trong tủ lạnh. Không nên đặt trứng trên cánh cửa tủ lạnh.
- Luôn bảo quản lạnh hay đông lạnh hải sản cho tới khi chế biến.
- Không để quá nhiều thực phẩm ở trong tủ lạnh vì như vậy sẽ làm không khí trong tủ lạnh kém lưu thông và dẫn tới giảm các tác dụng bảo quản của tủ lạnh. Kiểm tra xem các dụng cụ chứa đựng thực phẩm để tránh bị rò rỉ. Nếu thực phẩm nghi ngờ bị ôi thiu phải bỏ đi.
- Nhiều loại thực phẩm không phải thịt, cá, rau hoặc những sản phẩm từ sữa vẫn cần được bảo quản lạnh, nếu không có thể sẽ bị hỏng.
Đảm bảo các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến
- Rửa tay bằng nước ấm cùng xà phòng trong thời gian ít nhất 20 phút trước khi chuẩn bị chế biến thức ăn và sau khi tiếp xúc với thịt, cá tươi. Nếu trong khi đang chế biến phải tạm ngừng thì trước khi quay trở lại công việc chế biến phải rửa tay lại.
- Tóc dài thì cần đeo mũ trùm đầu. Băng kín tất cả những vết thương trên bàn tay (nếu có). Nếu bàn tay có mụn hay có các vết thương bị nhiễm trùng thì không nên vào bếp.
- Giữ khu vực chế biến thức ăn cho gọn gàng và sạch sẽ. Rửa bàn chế biến thức ăn bằng dung dịch chloramine hoặc dung dịch tẩy rửa bếp khác.
- Thường xuyên giặt sạch khăn rửa bát. Loại khăn này thường trong trạng thái ẩm ướt, môi trường rất tốt để vi trùng ẩn náu và phát triển.
- Vệ sinh bồn rửa định kỳ bằng việc rót một lượng dung dịch chloramine hoặc các loại dung dịch tẩy rửa bếp vào bồn rửa vì đây cũng là một trong các môi trường tốt để vi trùng phát triển.
- Rửa thớt bằng nước nóng, xà phòng bằng bàn chải sau đó cọ rửa bằng dung dịch chloramine. Phải luôn vệ sinh thớt sau khi chế biến cá, thịt, hải sản tươi và trước khi chuẩn bị thực phẩm có thể ăn ngay. Nên dùng tác biệt một thớt để chế biến thực phẩm tươi và một thớt khác cho các thực phẩm có thể ăn ngay.
- Luôn làm sạch các dụng cụ chế biến như: dao, thìa,…..sau khi dùng từng loại thực phẩm.
- Không để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm chín hoặc ôi thiu. Không để thịt cá đã nấu chín lên những bát đĩa chưa được rửa hoặc trước đó đã chứa đựng thịt, cá tươi.
- Không để các loại động vật (như ruồi, nhặng, chó, mèo, chuột, hoặc các động vật khác) tiếp xúc với thực phẩm. Động vật thường chứa những vi trùng gây bệnh qua thực phẩm. Tốt nhất nên bảo quản thực phẩm trong những vật chứa được đóng kín.
- Sử dụng nước sạch. Nước sạch chính là yếu tố quan trọng trong chế biến thực phẩm và để uống. Nếu như không có nguồn nước sạch, bạn nên đun sôi nước để làm nguồn nước cho chế biến thực phẩm hoặc là làm nước đá cho các đồ uống. Cẩn thận với bất kỳ các nguồn nước nào được dùng để chế biến thức ăn cho trẻ em.
- Rửa rau quả tươi: rửa kỹ dưới vòi nước chảy. Không dùng xà phòng, các chất tẩy để rửa rau quả. Có thể dùng bàn chải nhỏ để cọ rửa những chất bẩn trên bề mặt rau quả.
Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp:
Giữ cho thực phẩm lạnh được lạnh và thực phẩm nóng được nóng.
- Sử dụng nhiệt kế dùng riêng cho thực phẩm để giúp đánh giá xem thực phẩm được nấu chín kỹ hay chưa bằng cách đặt nhiệt kế vào phần giữa của các thực phẩm và đợi ít nhất 30 giây rồi mới đọc kết quả.
- Sau khi nấu chín xong thức ăn, cần ăn ngay, không để nhiễm bẩn giữa những thực phẩm với nhau.
+ Không nên để những thực phẩm đã được nấu chín ở bên ngoài quá 02 giờ. Các vi khuẩn gây bệnh phát triển ở nhiệt độ từ 05 đến 60 độ C. Nếu quá thời gian này thì không nên ăn thực phẩm đó vì một số vi khuẩn có thể phát triển trên thực phẩm và gây bệnh.
+ Nếu các thực phẩm cần được ăn nóng thì ăn càng sớm sẽ càng tốt sau khi nấu, nếu phải nấu lại thì cần nấu kỹ. Các thực phẩm lạnh cần phải được bảo quản lạnh (trong tủ lạnh hoặc trong nước đá) cho tới khi ăn. Vấn đề này phải cần được đặc biệt quan tâm khi thời tiết nóng.
+ Các thực phẩm còn thừa sau ăn cần phải được bảo quản ngay trong tủ lạnh. Các miếng thịt to cần phải được cắt thành các miếng mỏng và đựng trong những vật dụng chứa đựng nông. Các thực phẩm có kích cỡ lớn nếu như có thể thì tách ra thành các phần nhỏ hơn và việc bảo quản riêng rẽ trong tủ lạnh. Thức ăn thừa được bảo quản chỉ nên dùng trong vòng 3 ngày.
Hy vọng bài viết Các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm hiện nay sẽ hữu ích đến quý vị độc giả. Nếu Quý vị có nhu cầu sử dụng dịch vụ làm giấy phép ngành thực phẩm nói chúng hoặc làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng vui lòng liên hệ đến trung tâm FOSI Mr Mạnh: 0981 828 875 – info@fosi.vn hoặc Ms Ngân: (028) 6682 7330 – 0909 228 783 để được tư vấn và hỗ trợ mọi thủ tục
Ifood kính chúc đến sức khỏe quý vị!