Ai cũng biết thực phẩm chính là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng lớn cho sự phát triển của cơ thể, nó tạo ra năng lượng giúp cơ thể có thể hoạt động và làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, thực phẩm cũng là mối rủi ro có thể mang đến cho cơ thể những nguồn bệnh khác nhau khi nó không được đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Thực phẩm mang tới nguồn công dụng vô cùng lớn nhưng chỉ khi mọi thứ đã được đảm bảo về chất lượng, nguồn gốc và vệ sinh trong sản xuất, chế biến. Cho thấy vai trò của an toàn thực phẩm luôn giữ một vai trò lớn đối với sức khỏe con người.
Vai trò của an toàn thực phẩm
Với đà phát triển kinh tế như hiện nay cùng với những nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày ngày một càng cao. Để kiểm soát được chất lượng thực phẩm luôn được đảm bảo là điều không hề dễ. Dẫn tới ngày càng có nhiều những trường hợp bị ngộ độc thực phẩm gây ra ảnh hưởng nghiệm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người.
Các tác nhân gây bệnh từ thực phẩm khác nhau sẽ gây ra những hậu quả khác nhau. Khi ăn phải thực phẩm đã bị nhiễm độc, con người sẽ có những triệu chứng, dấu hiệu, biểu hiện khác nhau như: cơn đau tức thời, cơ thể khó chịu có thể dẫn tới kiệt quệ, nôn mửa, ..… trường hợp quá nặng có thể gây tử vong. Đối với mối nguy cơ rủi ro như vậy sẽ kéo theo phát sinh khoản chi phí tiền bạc; thời gian cũng như sức khỏe của cả chính bản thân, người thân. Một số trường hợp sẽ có những ảnh hưởng tạo dư chấn về tâm lý khiến người bệnh suy giảm thể lực và tinh thần.
Sử dụng thực phẩm không đảm bảo về chất lượng có thể dẫn đến ngộ độc cấp tính với một số biểu hiện, triệu chứng dễ nhận biết. Nguy hiểm vẫn luôn tiềm ẩn lâu dài trong sự tích lũy của các độc tố trong cơ thể, mang lại hậu quả về sau.
Giải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Khắc phục tình trạng khó đảm bảo an toàn thực phẩm IFOOD đưa ra một số giải pháp:
- Về phía người tiêu dùng: Cần lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc, xuất sứ; chất lượng được đảm bảo. Đưa ra những yêu cầu về chất lượng nhằm thúc đẩy nhà sản xuất có tâm trong việc sản xuất chế biến thực phẩm hơn. Khi chọn lựa thực phẩm tại các địa điểm như: chợ, siêu thị cần phải quan tâm tới: thương hiệu; thời hạn sử dụng, các chỉ tiêu dinh dưỡng và chỉ tiêu liên quan đến ATTP ghi trên nhãn.
- Về phía nhà sản xuất: phải tuân thủ quy định về ATTP trong sản xuất và lưu hành sản phẩm đúng theo như tiêu chuẩn chất lượng đã công bố; hoặc có được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy. Không dùng hóa chất phụ gia ngoài danh sách cho phép; không sử dụng nguyên liệu, hóa chất, phụ gia không có nguồn gốc rõ ràng. Cần tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất; nhằm tạo ra được những sản phẩm đảm bảo VSATTP đáp ứng mọi yêu cầu từ người tiêu dùng.
- Về phía quản lý Nhà nước: Thường xuyên thông tin rộng rãi cho người sản xuất, người tiêu dùng về những vấn đề liên quan đến chất lượng nông thủy sản, thực phẩm sản xuất lưu hành trong, ngoài nước. Có những biện pháp hiệu quả buộc người sản xuất và người bán phải tuân thủ theo các quy định về chất lượng sản phẩm hàng hóa. Kiểm soát chặt chẽ những loại thuốc thú y; các hóa chất phụ gia thực phẩm đang được bày bán ở trên thị trường. Tránh tình trạng người mua lẫn người bán không hiểu bản chất và các đặc trưng hóa chất sử dụng.
Vậy qua bài viết hy vọng quý độc giả đã hiểu phần nào về Vai trò của an toàn thực phẩm đối với sức khỏe cũng như những biệt pháp đảm bảo an toàn thực phẩm
Vệ sinh an toàn thực phẩm đóng vai trò cực kỳ lớn tới chất lượng cuộc sống của chúng ta hiện nay. Để hướng đến mục tiêu gìn giữ sức khỏe cho thế hệ chúng ta hôm nay và thế hệ ngày mai chúng ta hãy cùng đồng lòng để luôn đảm bảo được chất lượng an toàn thực phẩm.