Luật an toàn thực phẩm 2010 Quốc Hội ban hành ngày 17/6/2010.

Luật số: 55/2010/QH12 hay còn được gọi là Luật an toàn thực phẩm 2010 được Quốc Hội ban hành ngày 17/06/2010.

Căn cứ Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị quyết số 51/2001/QH10 ; Quốc hội ban hành Luật an toàn thực phẩm.

Luật an toàn thực phẩm

XEM NGAY:

Nội dung chính trong Luật an toàn thực phẩm 2010

Luật an toàn thực phẩm 2010 này quy định về một số quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bảo đảm an toàn thực phẩm; các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm sản xuất, kinh doanh ngành thực phẩm và nhập khẩu, xuất khẩu ngành thực phẩm; quảng cáo, ghi nhãn hàng thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích mọi nguy cơ đối với ATTP; phòng ngừa, ngăn chặn cũng như khắc phục sự cố về vệ sinh an toàn thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông về ATTP; trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP.

Nội dung Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định về các nguyên tắc quản lí ATTP trong đó quy định trách nhiệm trước tiên về an toàn đối với sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành thực phẩm phải chịu trách nhiệm tuyệt đối về an toàn đối với thực phẩm do mình hay công ty mình sản xuất, kinh doanh. Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình chế biến sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích các nguy cơ đối với ATTP, đồng thời phải bảo đảm phân công và phân cấp rõ ràng, phối hợp liên ngành & phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

Về xử lý vi phạm pháp luật đối với vấn đề an toàn thực phẩm: Luật an toàn thực phẩm 2010 quy định rõ cá nhân,tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm nào vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất cũng như mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu như gây thiệt hại thì phải bồi thường đồng thời khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Mức phạt tiền đối với vi phạm sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo như quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt sẽ được áp dụng không quá 07 lần giá trị sản phẩm thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm sẽ bị tịch thu theo quy định của pháp luật.

Về điều kiện trong bảo đảm an toàn đối với thực phẩm. Đây chính là quy định hoàn toàn mới so với Pháp lệnh, mà theo đó, các loại thực phẩm phải đáp ứng đủ 2 điều kiện lớn: các điều kiện chung bảo đảm an toàn và những điều kiện riêng bảo đảm an toàn tùy theo loại thực phẩm.

Nếu quý vị cần hỗ trợ về vấn đề pháp lý trong vấn đề làm giấy phép ngành thực phẩm vui lòng liên hệ đến FOSI Mr Mạnh: 0981 828 875 – info@fosi.vn hoặc Ms Ngân: (028) 6682 7330 – 0909 228 783 để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc