Bệnh mãn tính là loại bệnh không lây nhiễm đang trở thành mối lo ngại ngày càng lớn cho gia đình và xã hội. Do nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng nên việc điều trị gặp rất nhiều trở ngại. Ngoài ra, những hệ quả từ bệnh mãn tính gây ra cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.

Bệnh mãn tính

Các nhà khoa học HOA KỲ đã phát hiện ra nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh mãn tính là do cách ăn uống và không lựa chọn đúng loại thức ăn có các tố chất phòng và kháng bệnh cho con người.

Theo WHO, bệnh mãn tính là bệnh tiến triển kéo dài hoặc hay tái phát, thời gian bị bệnh thường rất lâu. Bệnh mạn tính không thể ngừa bằng vắc xin, không thể chữa khỏi hoàn toàn và cũng không tự biến mất. Bệnh mạn tính phần lớn không do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc nấm gọi là bệnh mạn tính không lây nhiễm. Xu hướng thế giới là bệnh mạn tính không lây nhiễm ngày càng nhiều. Thống kê Bộ Y tế Việt Nam cũng cho thấy tỷ lệ mắc và chết do bệnh lý lây nhiễm và không lây nhiễm năm 1976 lần lượt là 56%, 53%, 43%, 45% thì đến năm 2003 các tỷ lệ này là 27%, 17%, 61%, 59%.

Bệnh có xu hướng tăng dần theo tuổi tác. Riêng nước Mỹ, ước tính đến năm 2049, số tàn tật chức năng do viêm xương khớp, đột quỵ, đái tháo đường, bệnh mạch vành, ung thư và suy tim tăng ít nhất 300 %. Thuật ngữ “mạn tính” có thể có hoặc không trong tên gọi bệnh lý.

Bốn loại bệnh không lây nhiễm chính là bệnh tim mạch (như nhồi máu cơ tim và đột quỵ), ung thư, bệnh hô hấp mãn tính (như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản) và đái tháo đường.

Gánh nặng của bệnh mạn tính là gì?

Bệnh mãn tính hiện nay là nguyên nhân tử vong và tàn tật chính trên thế giới. Các bệnh mạn tính không lây nhiễm chính như bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh đường hô hấp chiếm 57% trong 59 triệu tử vong hàng năm và 46% gánh nặng bệnh tật toàn cầu.
Mỗi năm, nhồi máu cơ tim gây chết 7,2 triệu người, đột quỵ (nhồi máu não và xuất huyết não) gây chết 5,5 triệu người còn tăng huyết áp và các bệnh tim khác gây chết 3,9 triệu người.
Hiện nay thế giới có hơn một tỉ người cân nặng vượt chuẩn và ít nhất 300 triệu người bị béo phì.
Ước tính có 177 triệu người đái tháo đường, phần lớn là đái tháo đường típ 2 và hai phần ba người đái tháo đường sống tại các nước đang phát triển.
Khoảng 75% bệnh tim mạch do các yếu tố chính sau gây ra: loạn mỡ máu, tăng huyết áp, ít ăn rau và trái cây, ít vận động thân thể và hút thuốc lá.
Năm trong số 10 yếu tố nguy cơ gánh nặng bệnh tật toàn cầu theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2002: béo phì, tăng huyết áp, loạn mỡ máu, uống rượu và hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh mạn tính.
Thống kê Hoa Kỳ cho thấy người từ 65 tuổi trở lên, có 75% bị ít nhất một bệnh mạn tính và 50% bị ít nhất 2 bệnh mạn tính.

Thống kê về tình trạng mắc bệnh mãn tính ở Việt Nam

Tại sao lại mắc bệnh mạn tính?

Do sự tác động lâu dài của các yếu tố (Các độc tố, quá tải chức năng, tuổi tác, thói quen sinh hoạt, tâm sinh lý…) đến cơ thể gây suy giảm, thoái hóa, rối loạn các chức năng sống của cơ thể.

Nguyên lý điều trị bệnh mạn tính là gì?

Giúp cơ thể phục hồi các chức năng sống để trở về trạng thái hoạt động bình thường phù hợp với sinh lý,  tuổi tác và môi trường sống.
Nguyên tắc chữa trị bệnh mạn tính như thế nào?
– Đặc điểm nổi bật trong điều trị bệnh mạn tính là áp dụng những chế độ kiểm soát bệnh lâu dài nhằm phục hồi chức năng, cải thiện chất lượng sống và hạn chế tối đa biến chứng thực thể và chức năng.
– Nên bắt đầu bằng tập luyện, phục hồi chức năng, thay đổi lối sống dùng thực phẩm chức năng hoặc thuốc có nguồn gốc tự nhiên. Đây là những biện pháp an toàn, không gây tác dụng phụ và phù hợp sinh lý.
– Chỉ dùng thuốc Tây khi thật cần thiết và phải có chỉ định của bác sỹ.
– Nâng cao kiến thức cho người bệnh để tự theo dõi, chăm sóc và kiểm soát bệnh.
– Kết hợp chặt chẽ giữa thầy thuốc và người bệnh trong việc áp dụng các chế độ điều trị: theo dõi bệnh, chế độ sinh hoạt, tập luyện, điều chỉnh thuốc.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của Ifood!