CÔNG NGHỆ HPP – HIGH PRESSURE PROCESSING

1.Giới thiệu

Công nghệ chế biến thực phẩm xử lý bằng áp suất cao nhiệt lạnh (High Pressure Processing), gọi tắt là công nghệ thực phẩm HPP, được thương mại lần đầu tiên tại Nhật vào đầu những năm 1990, tiếp đến ở Châu Âu và Mỹ vào 1996 và ở Úc vào 2001, rồi nhanh chóng thương mại toàn cầu từ những năm 2000. (được sản xuất bởi công ty AVURE có trụ sở tại Hoa Kỳ)

Công nghệ HPP – High Pressure Processing là một phương pháp chế biến thực phẩm, sử dụng phương thức thanh trùng bằng áp suất nước từ 4.000 đến 6.000 Bar (tương đương áp suất 60.000 mét dưới mặt nước biển) để thanh trùng sản phẩm ở nhiệt độ thường, do đó không làm mất đi các vitamin, hương vị và kết cấu của sản phẩm, nó sử dụng nước tinh khiết áp suất cao để giữ thực phẩm đóng gói không có mầm bệnh và tươi lâu hơn. Ở áp lực rất cao, các loại vi khuẩn như vi khuẩn Listeria monocytogenes, E. coli, Salmonella, Campylobacter và Vibrio spp đều bị vô hiệu hoá.

Công nghệ HPP - High Pressure Processing

Hình ảnh minh họa công nghệ HPP

2.Ưu điểm

  • Công nghệ xử lý áp suất cao HPP gây ra một số tác động nhỏ lên tính chất tươi nguyên của thực phẩm bằng cách loại bỏ sự phân hủy do tác động nhiệt. So với xử lý nhiệt, thực phẩm được xử lý qua công nghệ HPP các đặc tính của sản phẩm tươi được giữ lại, các đặc tính cảm quan và dinh dưỡng gần như còn nguyên vẹn: vị tươi ngon hơn, bề ngoài sản phẩm cũng đẹp mắt hơn, nhất là bảo quản được cấu trúc và chất dinh dưỡng. Công nghệ HPP có thể được kiểm soát ở nhiệt độ làm lạnh, nhờ vậy sẽ loại bỏ được nguy cơ nhiệt độ cao làm thay đổi hương vị.
  • Công nghệ này đặc biệt thích hợp với những sản phẩm nhạy cảm với nhiệt.
  • Tiêu diệt mầm bệnh (Listeria, Salmonella, Vibrio, Norovirus, v.v.).
  • Kéo dài thời hạn sử dụng sản phẩm.
  • Giảm mạnh hệ thực vật vi sinh tổng thể: Chất lượng cao hơn cùng với thời hạn sử dụng.
  • Tránh hoặc giảm nhu cầu về chất bảo quản thực phẩm
  • Có thể tách nhuyễn thể hoặc chiết xuất thịt giáp xác mà không cần đun sôi: Năng suất cao hơn, hương vị tươi ngon, lao động tay tối thiểu …
  • Chỉ cần nước (được tái chế) và điện: Thân thiện với môi trường.

3.Các loại thực phẩm có thể áp dụng công nghệ HPP

  • Kéo dài thời gian bảo quản thịt ăn liền, đảm bảo tiêu chuẩn mức an toàn của người tiêu dùng;
  • Bảo quản trái cây, đem lại các sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn, không thay đổi hình dạng, kết cấu, màu sắc, hương vị và hàm lượng dinh dưỡng có trong trái cây, tăng giá trị thương mại sản phẩm; sản phẩm trái cây được xử lý hoàn toàn tự động bằng HPP trong bao bì bán cho khách hàng hoặc túi lớn.
    • Xử lý HPP dành cho trái cây tươi, rau củ cắt sẵn, có vị tươi nguyên như mới cắt hoặc mới ép, với 87.000 psi, trong vòng gần 3 phút vô hiệu hóa toàn bộ mầm bệnh gây hại và vi khuẩn là hư hỏng, gồm men và nấm mốc;
    • Nước trái cây và đồ uống: chất lượng cao nhất và thời gian sử dụng lâu hơn (áp suất xử lý 87.000 psi), nước ép trái cây giữ nguyên chất lượng, kết cấu, màu sắc và hàm lượng dinh dưỡng.
  • HPP xử lý hải sản: chế biến tôm hùm và hàu, hạn chế sử dụng lao động thủ công, thậm chí không lao động; Tách 100% thịt khỏi vỏ, không sử dụng nhiệt; tăng tổng sản lượng thịt tôm hùm lên tới 80% so với chế biến bằng nhiệt; tăng năng suất, tối đa hóa việc sử dụng lao động; tăng cường dinh dưỡng và vị giác.
  • Công nghệ HPP dành cho thịt tươi, loại thịt này có thể bảo quản được 90 ngày thay vì 30 ngày xử lý theo bảo quản bằng hóa chất hay nhiệt.

Các loại thực phẩm có thể áp dụng công nghệ HPP

Mong rằng bài viết sẽ cung cấp các kiến thức hữu ích cho các bạn. Hãy theo dõi và ủng hộ các bài viết tiếp theo của Ifood các bạn nhé!